Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy probiotics không những có khả năng làm giảm tình trạng tiêu chảy do kháng sinh mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng này một cách hiệu quả. Vậy phải sử dụng probiotics nào và cách dùng đúng ra sao?
Câu trả lời đã được các chuyên gia đầu ngành đưa ra và thảo luận tại hội thảo “Vai trò probiotic trong giảm tác dụng ngoại ý của việc sử dụng kháng sinh trong nhiễm trùng hô hấp” diễn ra TP.HCM.
Dễ rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột vì kháng sinh
TS.BS. Phạm Hùng Vân, Chủ tịch Hội Vi sinh Lâm sàng Tp.HCM, Chủ tịch Hội Sinh học Phân tử Y khoa Việt Nam cho biết, hệ vi khuẩn đường ruột giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động hệ miễn dịch tại bề mặt niêm mạc ruột, tuy nhiên lại có thể bị rối loạn bởi nhiều yếu tố như thức ăn, thuốc và tình trạng bệnh lý.
Trong đó, yếu tố thuốc chủ yếu xuất phát từ kháng sinh. Việc sử dụng men vi sinh - hay còn gọi là lợi khuẩn (probiotic) giúp bù đắp vào những thiếu hụt của các vi khuẩn đường ruột, và phục hồi môi trường thích hợp cho hệ vi khuẩn đường ruột.
Tổ chức Tiêu hóa thế giới (WGO) cũng khuyến cáo, Probiotics có nhiều vai trò trong việc điều chỉnh các rối loạn tiêu hóa, quan trọng nhất là làm giảm tình trạng tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, phòng ngừa và điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn.
Có nhiều loại vi sinh vật được xem là Probiotics, song không phải loại Probiotics nào cũng có bằng chứng mạnh về hiệu quả trong kiểm soát rối loạn tiêu hóa như WGO đã khuyến cáo. Do đó, để sử dụng Probiotics có hiệu quả trên lâm sàng, cần phải biết các cơ chế của Probiotics và mối tương tác với ký chủ.
Cơ chế & tương tác của Probiotics
Chia sẻ về vấn đề này, TS. BS. Phạm Hùng Vân cho biết thêm, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và chỉ ra hiệu quả của B.clausii - một loại trực khuẩn gram dương, ái khí tùy nghi - hội đủ các tiêu chuẩn của 1 Probiotics thật sự hiệu quả.
Tỷ lệ B.clausii có thể được tìm thấy tự nhiên trong ruột người (103 - 106/g phân) là 20%, đồng thời kháng được với yếu tố nhiệt độ lẫn môi trường acid dịch vị để đi xuống ruột, sinh sôi và phát huy tác dụng nhờ lợi thế sinh bào tử. Hơn nữa, hầu hết các dòng B.clausii (O/C, N/R, SIN và T) đều có tính đề kháng với nhiều loại kháng sinh, nên có khả năng tồn tại trong cơ thể bệnh nhân đang điều trị với các loại thuốc chứa chất này.
Ngoài ra, B.clausii đã được chứng minh có tính cạnh tranh chỗ bám với các vi khuẩn gây bệnh, bên cạnh việc bài tiết ra nhiều chất có đặc tính vận chuyển và hấp thu chất dinh dưỡng, hóa hướng động, điều biến miễn dịch… B.clausii cũng có thể kích hoạt sản xuất yếu tố hoại tử khối u, đặc biệt làm tăng lên 3-4 lần yếu tố β-defensin 126 là chất có khả năng bảo vệ đường ruột, được sản xuất trực tiếp từ niêm mạc ruột. Điều quan trọng là B.clausii có tính kháng sinh với gen đề kháng nằm trên nhiễm sắc thể nên không tạo ra nguy cơ đề kháng chéo – cũng là một ưu điểm giúp vi sinh vật này được chứng minh an toàn và cho phép lưu hành trên thị trường gần 60 năm.
Với những đặc tính ưu việt đó, B.clausii dạng bào tử đã được chứng minh là 1 Probiotics có hiệu quả nhờ nhiều đặc điểm vi sinh miễn dịch có liên quan đến cơ chế hỗ trợ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, an toàn trong điều trị cho nhiều đối tượng bệnh nhân tiêu chảy liên quan đến kháng sinh.
... Hội thảo giới thiệu thuốc Enterogermina với chủ đề khoa học “Vai trò Probiotics trong giảm tác dụng ngoại ý của việc sử dụng kháng sinh trong nhiễm trùng hô hấp” do Công ty TNHH Sanofi Aventis Việt Nam tổ chức. Tại hội thảo, các chuyên gia đầu ngành trong nước đã trình bày những chuyên đề y học về lợi khuẩn probiotics nói chung và vai trò của nó trong việc giảm tác dụng ngoại ý của việc sử dụng kháng sinh trong nhiễm trùng hô hấp nói riêng. Cũng tại Hội thảo, đại diện Công ty TNHH Sanofi Aventis Việt Nam đã giới thiệu sản phẩm Men vi sinh Enterogermina với 2 tỷ bào tử Bacillus clausii đến các cán bộ, chuyên viên y tế tham dự Hội thảo. |
Tấn Tài
Đăng nhận xét